SÂU RĂNG LÀ GÌ? CÁCH BỌC SỨ RĂNG CỬA BỊ SÂU
Bỏ túi cách bọc sứ răng cửa bị sâu để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai trọn vẹn. Cùng Nha khoa Bách Khoa tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về sâu răng
Sâu răng là gì?
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến, xảy ra khi các mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng tạo ra axit từ các thức ăn và đồ uống có đường, gây hư hại men răng và ngà răng. Quá trình này diễn ra theo từng giai đoạn, từ giai đoạn đầu khi răng chỉ bị tổn thương nhẹ đến khi hình thành các lỗ sâu rõ ràng trên răng. Cách bọc sứ răng cửa bị sâu hay vị trí khác hiệu quả hay không, phụ thuộc vào mức độ sâu răng.

Tình trạng sâu răng
Vậy, các triệu chứng khi bị sâu răng là gì? Sau đây là các dấu hiệu thường gặp được các bác sĩ tại Nha khoa Bách Khoa giải đáp:
- Cơn đau răng có thể xuất hiện khi ăn hoặc uống thứ gì đó ngọt, nóng hoặc lạnh.
- Răng trở nên nhạy cảm với nhiệt độ hoặc đồ ngọt.
- Xuất hiện các lỗ hoặc vết đen trên bề mặt răng.
- Hơi thở có mùi khó chịu do vi khuẩn và mảng bám.
- Trong trường hợp nghiêm trọng, sâu răng có thể lan rộng đến nướu và gây viêm nhiễm, sưng và chảy máu nướu.
>>>Xem thêm: RĂNG HÀM BỊ VỠ BỌC SỨ CÓ BỀN KHÔNG?
Nguyên nhân gây sâu răng
Sâu răng là bệnh lý phổ biến diễn ra ở cả người lớn và trẻ em. Tình trạng này xuất hiện bắt nguồn từ những nguyên nhân chính sau:
- Vi khuẩn trong miệng: Vi khuẩn Streptococcus mutans và Lactobacillus là hai loại vi khuẩn chính gây ra sâu răng.
- Sử dụng nhiều thực phẩm và đồ uống có đường và không làm sạch kỹ. Đường là nguồn thức ăn chính cho vi khuẩn. Khi vi khuẩn tiêu thụ đường, chúng tạo ra axit gây ăn mòn men răng.
- Không đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách. Không dùng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng khiến mảng bám vi khuẩn tích tụ.
- Thiếu fluoride, đây là chất giúp tăng cường men răng và chống lại sâu răng. Do đó, khi thiếu fluoride có thể làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Một số người có cấu trúc răng dễ bị sâu hơn do yếu tố di truyền.
Khi bị sâu răng, không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ nụ cười mà còn làm giảm sút chức năng ăn nhai và là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý khác.
Các phương pháp điều trị răng sâu
Tuỳ thuộc vào từng tình trạng răng sâu, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay có các phương pháp điều trị răng sâu như sau:
Hàn trám răng
Đây là kỹ thuật đơn giản, loại bỏ phần răng bị sâu và trám lại bằng vật liệu nhân tạo để phục hồi chức năng và thẩm mỹ của răng.
- Quy trình thực hiện: Nha sĩ sẽ làm sạch phần răng bị sâu và sau đó đổ vật liệu trám (composite, amalgam, sứ) vào lỗ sâu. Vật liệu trám sẽ được định hình và làm cứng.
- Ưu điểm: Quy trình nhanh, thường chỉ cần một buổi hẹn. Chi phí thấp, khoảng từ 200.000đ – 300.000đ/răng.
- Nhược điểm: Vật liệu trám có thể mòn hoặc đổi màu theo thời gian. Đặc biệt, chỉ áp dụng với tình trạng sâu răng nhẹ, chưa ảnh hưởng đến tủy.

Phương pháp hàn trám răng
>>>Tham khảo: RĂNG VỠ BỌC SỨ LOẠI NÀO THÌ TỐT?
Điều trị tủy răng
Phương pháp điều trị cần thiết khi sâu răng đã lan đến tủy răng, gây viêm nhiễm hoặc chết tủy.
- Quy trình thực hiện: Nha sĩ sẽ loại bỏ phần tủy răng bị nhiễm trùng, làm sạch và khử trùng ống tủ. Sau đó trám lại ống tủy và bọc răng lại bằng mão răng sứ.
- Ưu điểm: Giữ lại được răng tự nhiên, loại bỏ cơn đau và nhiễm trùng.
- Nhược điểm: Quy trình phức tạp và mất nhiều thời gian hơn, cần nhiều buổi hẹn.
Bọc răng sứ
Bọc sứ răng cửa bị sâu hoặc các vị trí răng sâu tổn thương rất phổ biến. Đây được đánh giá là giải pháp tốt nhất khi bị sâu răng. Bảo vệ và gia cố răng sau khi điều trị sâu răng hoặc điều trị tủy.
- Quy trình thực hiện: Nha sĩ sẽ mài một phần răng và sau đó bọc một mão răng lên trên để bảo vệ và phục hồi hình dáng răng.
- Ưu điểm: Bền, có thẩm mỹ cao, bảo vệ răng lâu dài. Khôi phục chức năng ăn nhai như răng thật.
- Nhược điểm: Chi phí cao hơn, cần mài răng thật.
Nhổ răng
Áp dụng khi răng bị sâu quá nặng không thể phục hồi hoặc điều trị.
- Quy trình: Nha sĩ sẽ gây tê và sau đó nhổ răng bị sâu.
- Ưu điểm: Loại bỏ hoàn toàn nguồn đau và nhiễm trùng.
- Nhược điểm: Mất răng tự nhiên, cần phục hồi bằng bọc răng sứ dính liền, răng giả tháo lắp hoặc cấy ghép implant.
Cấy ghép Implant
Thay thế răng bị mất do sâu răng hoặc nhổ răng. Đây là giải pháp với tình trạng răng sâu không thể chữa trị.
- Quy trình: Cấy một trụ titan vào xương hàm tại vị trí nhổ răng sâu. Sau đó gắn mão răng giả lên trụ này để phục hồi chức năng và thẩm mỹ.
- Ưu điểm: Bền vững, thẩm mỹ cao, giống như răng thật.
- Nhược điểm: Chi phí cao, quy trình phức tạp và mất thời gian.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn. Điều quan trọng là phát hiện và điều trị sâu răng sớm để tránh những biến chứng nghiêm trọng hơn và duy trì sức khỏe răng miệng tốt.
>>>Xem thêm: BỌC RĂNG SỨ DÍNH LIỀN GIÁ BAO NHIÊU?
Cách bọc sứ răng cửa bị sâu hiệu quả
Đa số trường hợp sâu răng thường lựa chọn bọc sứ để khắc phục. Đặc biệt, với tình trạng bọc sứ răng cửa bị sâu. Kỹ thuật này giúp khôi phục tính thẩm mỹ cao, mang lại sự tự tin cho người bệnh. Tuy nhiên, Bác sĩ tại Nha khoa Bách Khoa khuyến khích khách hàng nên tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện.

Khách hàng bọc sứ răng cửa bị sâu tại Bách Khoa
Cách bọc sứ răng cửa bị sâu hiệu quả được thể hiện qua những vấn đề sau:
- Lựa chọn nha khoa bọc răng sứ uy tín. Chúng tôi tự hào là địa chỉ được hàng chục ngàn khách hàng lựa chọn. Với chính sách cam kết và bảo hành rõ ràng.
- Lựa chọn dòng răng sứ có độ cứng cao như Lava, Orodent, Nacera,… Đặc biệt với trường hợp bọc răng sứ dính liền.
- Răng sứ toàn sứ sẽ mang lại tính thẩm mỹ tốt hơn so với răng sứ kim loại.
- Thực hiện bởi bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm.
- Chăm sóc răng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra răng sau khi bọc sứ.
Tóm lại, bọc sứ răng cửa bị sâu là một giải pháp hiệu quả để khôi phục cả chức năng và thẩm mỹ của răng. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng trên, đến nha khoa sớm để được điều trị kịp thời.
Hỏi & Đáp
Câu hỏi & Trả lời