NHA KHOA THẨM MỸ QUỐC TẾ
CHUẨN Y KHOA

NHA KHOA THẨM MỸ QUỐC TẾ CHUẨN Y KHOA

ĐÃ CÓ THƯƠNG HIỆU LỚN & LÂU NĂM

Hoạt động 8 năm tại TP. HÀ NỘI - TP. HỒ CHÍ MINH

BỌC SỨ RĂNG CỬA BỊ SÂU NẶNG CÓ TỐT KHÔNG?

Sâu răng là tình trạng bệnh lý răng miệng phổ biến ở Việt Nam. Đa số trường hợp khi phát hiện đều đã ở giai đoạn nặng và phức tạp khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Trong đó, bọc sứ răng cửa bị sâu nặng là giải pháp chính nhằm khắc phục tình trạng này. Cùng tìm hiểu về hiệu quả mang lại của nó trong bài viết sau.

Tình trạng sâu răng

Nguyên nhân bị sâu răng

Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng, phát triển do vi khuẩn trong miệng gây ra, tạo ra các lỗ nhỏ trên bề mặt răng. Thông thường, bọc sứ răng cửa bị sâu nặng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có các giải pháp hiệu quả khác. Để xác định, cần tìm hiểu nguyên nhân gây sâu răng. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

  • Không đánh răng thường xuyên khiến thức ăn còn giắt vào các kẽ răng, bề mặt răng tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển.
  • Đánh răng không đúng cách, không loại bỏ hoàn toàn các vụn thức ăn còn sót lại. 
  • Sử dụng nhiều thực phẩm chứa đường và thường xuyên ăn vặt làm tăng sự phát triển của vi khuẩn trong miệng, gây ra sâu răng.
  • Thiếu nước có thể dẫn đến tình trạng khô miệng, thiếu nước bọt, làm tăng nguy cơ sâu răng.
  • Hàm răng yếu hoặc bị nứt, vỡ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào ngà răng.
  • Thói quen ăn uống không đúng giờ giấc hoặc ăn nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa, tạo môi trường lý tưởng cho sâu răng phát triển.
  • Tình trạng tụt nướu, viêm lợi có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng.
boc-rang-su-cho-rang-sau

Nguyên nhân bị sâu răng

Chăm sóc răng miệng đúng cách và thực hiện điều trị sớm có thể giúp ngăn chặn và điều trị sâu răng hiệu quả.

>>>Tìm hiểu: RĂNG CỬA NÊN BỌC SỨ LOẠI NÀO RẺ NHẤT?

Dấu hiệu bị sâu răng

Triệu chứng của sâu răng có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ và vị trí của sâu. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến:

  • Cảm giác đau răng có thể xuất hiện tự phát hoặc khi cắn, và có thể làm bạn khó chịu.
  • Răng trở nên nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn hoặc đồ uống nóng, lạnh hoặc ngọt.
  • Xuất hiện các các lỗ hổng trên bề mặt răng.
  • Răng có thể bị nhuộm màu nâu, đen hoặc trắng trên bề mặt, cho thấy sự tổn thương của men răng.
boc-rang-su-cho-rang-cua-bi-sau

Dấu hiệu bị sâu răng

Thông thường, các triệu chứng có thể quan sát được khi bị sâu răng rất khó phát hiện. Nếu bạn không có thói quen thăm khám răng định kỳ sẽ hạn chế việc phát hiện bệnh lý sớm. Đa số các trường hợp phát hiện sâu răng khi vi khuẩn đã xâm nhập sâu và nghiêm trọng.

Hậu quả khi bị sâu răng

Sâu răng là bệnh lý xuất hiện nhiều ở cả người lớn và trẻ em. Hậu quả khi bị sâu răng tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương của răng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những hậu quả nghiêm trọng của nó tới cuộc sống của người bệnh, bao gồm:

  • Đau đớn và không thoải mái trong quá trình bị sâu răng. Sâu răng thường gây đau nhức, đặc biệt khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh hoặc ngọt. Đau đớn này có thể gây ra sự không thoải mái khi ăn uống và làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày.
  • Tình trạng mất răng nếu không điều trị kịp thời. Sâu răng có thể lan rộng và làm hỏng mô mềm và xương xung quanh răng. Điều này có thể dẫn đến việc răng yếu dần và thậm chí là mất răng.
  • Viêm nhiễm và nhiễm trùng mô nướu tại vị trí sâu răng, gây chảy máu chân răng.
  • Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ nụ cười, đặc biệt khi sâu răng cửa. Răng bị sâu thường có màu sậm, đen hoặc nâu. Xuất hiện những vết loang lổ xám xịt hoặc vệt đen trên bề mặt răng. Cùng với đó, sâu răng còn tạo ra các vết nứt, vỡ răng làm giảm tự tin và ảnh hưởng đến tâm lý của người bị sâu răng.
  • Chi phí điều trị cao, đặc biệt với các trường hợp sâu răng nặng.

Hậu quả khi bị sâu răng rất nghiêm trọng nhưng người Việt thường có thái độ chủ quan. Do đó, bác sĩ tại Bách Khoa khuyến cáo bạn đọc nên thăm khám răng định kỳ. Nhờ đó, kiểm tra được tình trạng sức khỏe răng miệng. Đồng thời, phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời (nếu có).

>>>Tìm hiểu thêm: BỌC SỨ RĂNG CỬA BỊ SÂU CÓ TỐT KHÔNG? NÊN BỌC MẤY RĂNG?

Các phương pháp điều trị răng sâu

Sau khi thăm khám và chẩn đoán tình trạng sâu răng tại phòng khám nha khoa, bác sĩ sẽ đề xuất một trong những phương pháp điều trị sau:

  • Trám răng: Đây là phương pháp thích hợp khi sâu chỉ ảnh hưởng đến ngà răng mà chưa gây viêm tủy. Bác sĩ sẽ loại bỏ mô răng đã bị hỏng và sau đó lấp đầy lỗ sâu bằng vật liệu trám, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
  • Điều trị tủy viêm và bọc sứ: trong trường hợp sâu răng đã dẫn đến viêm tủy. Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ bọc sứ để bảo vệ răng và khôi phục chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ cho răng.
  • Nhổ răng và phục hình răng mới: Nếu sâu răng đã lan rộng và gây tổn thương nghiêm trọng. Lúc này, bác sĩ có thể quyết định nhổ răng để bảo vệ sức khỏe của các răng còn lại. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện phục hình răng mới. Có hai phương pháp phục hình là bọc răng sứ dính liền và trồng răng Implant. Trong đó, bọc răng sứ dính liền có chi phí thấp hơn nhưng hiệu quả mang lại thấp hơn so với trồng Implant.
boc-rang-su-cho-rang-cua-bi-sau

Phương pháp Bọc sứ răng cửa bị sâu

Việc quyết định sử dụng phương pháp nào còn phụ thuộc vào tình trạng và nhu cầu của mỗi người.

>>>Đừng bỏ lỡ: BỌC RĂNG SỨ CHO RĂNG CỬA BỊ SÂU LOẠI NÀO THÌ TỐT?

Bọc sứ răng cửa bị sâu nặng có tốt không?

Bọc răng sứ cho răng cửa bị sâu là một phương pháp điều trị phổ biến để phục hình răng. Bọc răng sứ cho răng cửa bị sâu nặng có tốt không? Sau đây là một số điểm cần xem xét về tính hiệu quả của phương pháp này:

  • Bọc sứ giúp bảo vệ răng khỏi các tác động bên ngoài và tái tạo chức năng ăn nhai của răng, giúp người bệnh có thể ăn nhai một cách tự nhiên và thoải mái.
  • Giúp khôi phục vẻ ngoài của răng sau khi tổn thương nặng. Đồng thời, cải thiện về hình dáng và màu sắc cho nụ cười thẩm mỹ hơn.
  • Dễ dàng vệ sinh răng miệng với mão sứ sát khít với viền nướu.
  • Bảo vệ răng tổn thương hiệu quả, không bị bong nứt như ở phương pháp hàn trám thông thường.
  • Thời gian sử dụng bền lâu tới hàng chục năm, thậm chí suốt đời nếu chăm sóc tốt.

Tuy nhiên, việc bọc sứ răng cửa cần được thực hiện bởi các chuyên gia nha khoa có kinh nghiệm để đảm bảo hiệu quả. Liên hệ qua Hotline 098 260 33 33 để được tư vấn.



Hỏi & Đáp

Câu hỏi & Trả lời

Đăng câu hỏi, bình luận hoặc trả lời

ĐĂNG CÂU HỎI, BÌNH LUẬN HOẶC TRẢ LỜI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lưu tên, email và trang web của tôi trong trình duyệt này cho lần tôi bình luận tiếp theo.

đăng ký dịch vụ